IDC 11 - PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ BỆNH TẬT

Mới đây, ngày 18/06/2018, đúng 18 năm sau khi ra mắt ICD-10, TCYTTG đã chính thức ra mắt phiên bản ICD-11, phiên bản này sẽ được thông qua Hội đồng Y tế Thế giới vào năm 2019 và đưa vào sử dụng trên toàn cầu.

IDC 11 - PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ BỆNH TẬT

Với hơn 10 năm biên soạn, phiên bản ICD-11 là một cải tiến lớn so với ICD-10. 

  • Cải tiến thứ nhất, ICD-11 là phiên bản cập nhật cho thế kỷ 21, phản ánh những tiến bộ quan trọng trong khoa học và y học.
  • Cải tiến thứ hai, phiên bản này được tích hợp tốt với các ứng dụng y tế điện tử và hệ thống thông tin y tế, phiên bản ICD-11 hoàn toàn là dạng số hoá, dễ thực hiện hơn, ít lỗi hơn, cho phép ghi lại chi tiết hơn, nó thật sự là công cụ dễ tiếp cận hơn, đặc biệt là dễ cài đặt không đòi hỏi nguồn lực lớn.
  • Cải tiến thứ ba của ICD-11 là được tạo ratrên tinh thần hợp tác và minh bạch.

Mục tiêu chính của phân loại thống kê quốc tế về bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan (ICD) là nền tảng cho các thống kê về sức khỏe. Nó lập bản đồ tình trạng của con người từ khi sinh ra đến chết: bất kỳ thương tích hay căn bệnh nào chúng ta gặp phải trong cuộc sống, ngay cả cái chết, tất cả đều được mã hóa. Không chỉ vậy, ICD cũng nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, hoặc nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong, cung cấp bức tranh tổng thể ở mọi khía cạnh của cuộc sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, mã ICD có tầm quan trọng về tài chính rất lớn, giúp ra quyết định đầu tư tài chính hiệu quả nhất. Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, mã ICD là nền tảng của thanh toán bảo hiểm y tế.

Ý nghĩa lớn nhất của mã ICD chính là trong một thế giới có 7,4 tỷ người, nói gần 7000 ngôn ngữ khác nhau, ICD đã cung cấp một “ngôn ngữ” chung để ghi chép, báo cáo và theo dõi các vấn đề sức khỏe. Nếu như 50năm trước đây, không ai dám khẳng định rằng một căn bệnh như tâm thần phân liệt sẽ được chẩn đoán tương tự nhau ở Nhật Bản, Kenya và Brazil, thì ngày nay, một bác sĩ ở một quốc gia khác không thể đọc được hồ sơ bệnh án của một người dân nước khác, nhưng bác sĩ đó có thể biết chẩn đoán bệnh của người đó qua việc đọc mã ICD.

Được biết, lịch sử của mã ICD bắt nguồn từ Anh vào thế kỷ 16. Mỗi tuần, họ công bố tử vong từ những nguyên nhân thời trung cổ như bệnh thiếu vitamin C, bệnh phong, và bệnh dịch hạch. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19, khi Florence Nightingale, người sáng lập ra ngành điều dưỡng, vừa trở về từ chiến tranh Crimean, đã ủng hộ nhu cầu thu thập số liệu thống kê về nguyên nhân gây bệnh và tử vong, từ đó dữ liệu bắt đầu được thu thập một cách có hệ thống hơn. Cũng trong khoảng thời gian đó, nhà thống kê người Pháp Jacques Bertillon đã giới thiệu bảng phân loại nguyên nhân tử vong, được một số nước công nhận. Vào những năm 1940, Tổ chức Y tế Thế giới đã tiếp quản hệ thống của Bertillon và mở rộng nó để bao gồm các thống kê về nguyên nhân gây thương tích và bệnh tật, sản xuất phiên bản đầu tiên của Phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật, thương tích và nguyên nhân tử vong (ICD). Điều này cho phép thu thập cả dữ liệu về tỷ lệ bệnh tậtvà tử vong, nhờ đó đã lập bản đồ xu hướng bệnh tật và nguyên nhân tử vong trên toàn cầu.

Nguồn dữ liệu y tế thu thập thông qua các mã ICD có tầm quan trọng rất lớn đối với các quốc gia, cho phép lập bản đồ các xu hướng dịch bệnh và nguyên nhân gây tử vong của mỗi quốc gia và cả trên toàn thế giới. Đó là những chỉ số chính về sức khoẻ của dân số một quốc gia, mặt khác kho dữ liệu này còn giúp liên kết chặt chẽ giữa tình trạng sức khỏe với các yếu tố xã hội khác như giáo dục, dinh dưỡng và hạ tầng công cộng. Một nơi mà người dân sống trong nhà ở đông đúc, không đảm bảo cung cấp nước sạch chắc chắn sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn. Năm 2015, dữ liệu tử vong trên toàn cầu cho thấy bệnh thiếu máu cơtim và đột quỵ là hai người giết người hàng đầu trên toàn thế giới, nhưng nếu phóng to các số liệu thống kê có thể cho thấy những bức tranh tử vong ở các khu vực trên thế giới sẽ hoàn toàn khác nhau. Ở châu Phi, nhiễm trùng đường hô hấp dưới và HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, trong khi đó, bạo lực nằm trong tốp 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu ở khu vực Châu Mỹ và vùng Đông Địa Trung Hải.


SỞ Y TẾ TP.HCM
 

Tác giả bài viết: ​SỞ Y TẾ TP.HCM

Nguồn tin: www.medinet.hochiminhcity.gov.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây